Lượt xem: 274

Sóc Trăng đã xuất khẩu hơn 565 tấn sản phẩm trái vú sữa

Sáng ngày 13/6, tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức Hội thảo sơ kết liên kết tiêu thụ sản phẩm vú sữa niên vụ năm 2022 - 2023, bàn giải pháp rải vụ và liên kết tiêu thụ sản phẩm vú sữa niên vụ năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh. Đến dự có đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc sở; lãnh đạo các hợp tác xã trồng cây vú sữa trên địa bàn huyện Kế Sách.

 


Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Thúy Liễu

 

    Diện tích cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hơn 28.000 ha, trong đó diện tích cây vú sữa là 2.323 ha, trồng tập trung tại huyện Kế Sách, gồm các giống chủ lực như: Vú sữa tím, lò rèn, bơ hồng. Theo đó, từ năm 2018 đến nay, được sự quan tâm của UBND tỉnh cùng sự hỗ trợ của Cục Bảo vệ thực vật, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng 94 mã số vùng trồng trên cây vú sữa, bưởi, nhãn, xoài và sầu riêng tại các hợp tác xã trên địa bàn các huyện: Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung với tổng diện tích hơn 582 ha để liên kết tiêu thụ sản phẩm với các công ty xuất khẩu sang các thị trường: Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, EU và Trung Quốc.

    Riêng cây vú sữa đã được cấp 25 mã số vùng trồng trên địa bàn huyện Kế Sách, với diện tích hơn 196 ha gồm các giống vú sữa tím, vú sữa lò rèn và vú sữa bơ hồng. Đặc biệt, giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã đã hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm vú sữa thị trường trong và ngoài nước với sản lượng tiêu thụ hơn 770 tấn; trong đó, xuất khẩu hơn 565 tấn (trong các niên vụ từ năm 2018 đến năm 2023). Giá bán vú sữa tại vườn cho các công ty xuất khẩu là 30.000 đồng/kg, cao hơn thị trường từ 16.000 đồng - 18.000 đồng/kg.

    Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn sản phẩm trái vú sữa đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, công ty xuất khẩu; trong năm 2022 ngay từ đầu vụ sản xuất vú sữa, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã tuyên truyền, vận động các hợp tác xã và khuyến khích người dân, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác rải vụ vú sữa phù hợp điều kiện canh tác của từng vùng sinh thái.

    Tại hội thảo, đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ, để tạo điều kiện thuận lợi cho khâu quản lý và liên kết tiêu thụ trái vú sữa trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh sẽ tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ cho các hợp tác xã xây dựng các vùng trồng cây ăn trái đạt tiêu chuẩn cấp mã số vùng trồng; tăng cường quảng bá, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho trái vú sữa tạo điều kiện thuận lợi cho khâu quản lý và liên kết với các công ty. Tiếp tục mời gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng vùng trồng vú sữa theo hướng hữu cơ, an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường…

Thúy Liễu



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 73
  • Hôm nay: 1770
  • Trong tuần: 71,103
  • Tất cả: 11,865,130